React Native ngày nay đã dần trở nên quen thuộc trong giới công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng di động. Không những các ông lớn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ như Facebook, Uber mà còn nhiều doanh nghiệp công nghệ khác chọn React Native để phát triển các mobile app của họ. Vậy React Native là gì và tại sao nó lại dần trở nên phổ biến cho việc xây dựng và phát triển ứng dụng di động đến vậy. Ta cùng tìm hiểu về React Native nhé.

React Native là gì?

React Native là một framework mã nguồn mở do công ty công nghệ sở hữu mạng xã hội lớn nhất hiện nay Facebook xây dựng và phát triển. Nó được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực lập trình ứng dụng di động đa nền tảng. Chỉ với sự hộ trợ của ngôn ngữ nổi bật nhất hiện nay JavaScript, các lập trình viên có thể cho ra những mobile app chất lượng nhất chạy trên cả Android và iOS. Chính vì thế sự phổ biến của React Native hiện nay là điều tất yếu vì ngoài phát triển ứng dụng điện thoại, nó còn phát triển được cả Web và UWP (Microsoft) bằng cách cho phép  các lập trình viên sử dụng React cùng với môi trường app gốc (Native).

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến React Native

Hybrid App

Về cơ bản là một ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình web và được bỏ vào một native container. Hybrid app rất phổ biến bởi chúng cho phép các lập trình viên chỉ cần viết một ứng dụng mà có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Ứng dụng điển hình là Messenger.

Web-based App

Là ứng dụng chạy trên nền tảng web được viết bằng combo xây dựng web thông dụng HTML, CSS, JavaScript với giao diện như mọi ứng dụng bình thường khác. Vì xây dựng trên nền tảng web nên có thể tương thích với rất nhiều nền tảng khác nhau mà không cần cài đặt thông qua sử dụng trình duyệt web. Thuận tiên cho người dùng và nhà phát triển, điển hình của Web-based App chính là Facebook.

Native App

native app

Native app là ứng dụng phần mềm được phát triển xây dựng dành cho các nền tảng cụ thể là IOS va Android. Hiệu suất của ứng dụng này là rất nhanh hầu hết trong mọi trường hợp nên có thể nói nó có thể khai thác tốt các sức mạnh phần cứng hầu hết trong mọi nền tảng.

Cách cài đặt React Native

Framework này hỗ trợ tất cả hệ điều hành thông dụng hiện nay như Window và Linux.

Đối với hệ điều hành Linux chúng ta tiến hành download Node JS và cài đặt. Sau đó ta tiến hành cài React Native App bằng đoạn cú pháp “npm install –g create-react-native-app” sau đó tạo và chạy project mẫu “create-react-native-app AwesomeProJect cd AwesomeProject npm start” và cuối cùng bất kì thay đổi nào trên App.js đều sẽ được cập nhật tương ứng trên ứng dụng tiện lợi cho lập trình và xây dựng ứng dụng.

Còn trên Windownsta sẽ tiến hành download Node, Python2, JDK và cài đặt bằng cách chạy quyền Administrator mở cmd với dòng lệnh ” choco install -y nodejs.install python2 jdk8 “. Phải down các phiên bản mới nhất nhé. Sau đó cài React Native CLI bằng npm bằng dòng lệnh ” npm install -g react-native-cli ” cuối cùng là cài đặt môi trường Android vì trên Windows ta phát triển được nền tảng Android thuận tiện hơn là iOS. Ta download Android Studio, Android SDK và cấu hình các biến môi trường là hoàn tất.

React Native phát triển mobile app đa nền tảng

Trên thực tế, chuyên gia React Native Developers tại Groove Technology Company cho biết rằng React Native (best android app development frameworks)cho phép các nhà phát triển sử dụng cùng một mã để phát triển ứng dụng trên cả Android và iOS. Bạn không cần phải thay đổi hay update đối với từng hệ điều hành khác nhau nào cả mà vẫn mang lại hiệu suất phát triển bình thường. Và bạn tối ưu thời gian làm việc của mình bằng cách thiết kế một ứng dụng khác phù hợp với việc kinh doanh của mình. Và vì thế cũng không cần thiết chuyên sâu những ngôn ngữ lập trình khác nữa.

Công cụ phát triển framework

  • Chrome Dev Tools để check yêu cầu mạng và hiển thị các bản ghi giao diện và dừng mã trên các trình fix lỗi
  • Redux DevTools giúp kiểm tra trạng thái trong store Redux
  • Hot Reloading giúp giữ cho app hoạt động bình thường và update/thêm những thay đổi cùng lúc trong thời gian thực

Ngoài ra còn có những công cụ môi trường hỗ trợ việc code cho các lập trình viên như :Visual Studio Code, Expo, React Native Debbuger.

Cách thức hoạt động của React Native

Sau khi tìm hiểu khái niệm React Native là gì ta sẽ đến với cách framework này hoạt động. Nhìn chung một nền tảng React Native sẽ có ba phần chính:

React Native Brigde

Hiểu nôm na là cây cầu nối mang tên C++/Java nối hai đầu là luồng Native và luồng JS. Đây là một giao thức custom sử dụng cho việc gửi tin nhắn giữa hai luồng.

Native Code/ Modules

react native là gì

Thông thường để viết ứng dụng iOS ta code bằng ngôn ngữ C hoặc Swift, đối với Android thì sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Nhưng đối với React Native ta có thể tạo ra app iOS hay Android mà không cần phải sử dụng native code của chúng. Rất tiện lợi phải không nào.

JavaScript JVM

Máy ảo JS thì sẽ chạy toàn bộ code JS của các lập trình viên. Còn trên các máy ảo iOS hay Android và trên các thiết bị React Native thì sẽ được chạy bằng JavaScriptcore. JavaScriptcore là một khung ứng dụng hỗ trợ cho webkit và cung cấp kiểu sử dụng này bên trong Macos X. Còn với Android React Native sẽ làm tăng kích thước app vì nó đóng gói JavaScriptcore cùng với ứng dụng.

Và cuối cùng React Native tích hợp hai luồng thread là Main Thread và JS Thread cho các app mobile. Trong đó Main Thread xử lý và cập nhật UI còn JS Thread thực thi và xử lý các đoạn code của JavaScript. Hai luồng này hoạt động độc lập với nhau, tương tác qua một brigde chung để giao tiếp mà không phụ thuộc hay chuyển đổi các dữ liệu từ Thread này sang Thread khác.

Tổng quan về ưu nhược điểm

Ưu điểm

Tính ổn định và tối ưu

Được phát triển bởi một trong những ông trùm công nghệ Facebook nên chính vì thế hiệu năng và độ ổn định của React Native là tương đối cao. Xây dựng ứng dụng cần ít native code cho mỗi nền tảng khác nhau tối ưu hiệu suất. Ngoài ra mã React Native giúp đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu vì thế đội ngũ nhân lực không cần nhiều. Trải nghiệm người dùng tốt hơn khi sao với nhiều loại ứng dụng khác.

Có thể tái sử dụng code.

Cho phép các devoloper tái sử dụng các đoạn code của mình một cách hiệu quả và thuận tiện trên các nền tảng khác nhau. Con số chỉ ra lên tới 80-90% đoạn code được tái sử dụng khi xây dựng một app cho nhiều nền tảng thay vì phải viết và tạo ra các ứng dụng riêng biệt cho mỗi nền tảng. Ưu điểm này giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian. tăng hiệu quả làm việc, viết ít code hơn nên ít bug hơn. Doanh nghiệp tận dụng nguồn nhân lực tốt hơn và các tính năng trong cả 2 platforms cũng tương tự nhau.

Cộng đồng người dùng lớn

Vì những tính năng và ưu điểm tuyệt vời trên nên React Native được đánh giá là Framework được yêu thích nhất năm 2021 theo Stack overflow. Nhờ cộng đồng lớn mạnh như vậy nên sự hỗ trợ và debug cực kì hiểu quả và tốt cho các newbie mới vào nghề.

Nhược điểm

Do ảnh hưởng về đặc điểm của JavaScript nên sẽ có những nhược điểm như dễ làm sai dẫn đến khó duy trì về sau và bảo mật kém. Yêu cầu native code, tùy biến chưa tốt ở vài module. Quản lý bộ nhớ và không thích hợp với những ứng dụng cần sự tính toán cao.

Tổng Kết

Qua bài viết này của chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về framework đang được rất nhiều người yêu thích React Native vì những tính năng và ưu điểm vượt trội. Chưa kể framework này sẽ ngày càng phát triển tốt hơn để phục vụ cho quá trình xây dựng phát triển ứng dụng di động từ đó ngày càng khẳng định vai trò của nó. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về React Native là gì và giúp ích trên con đường sáng tạo những mobile app tuyệt vời nhất.Xem thêm: App server (máy chủ ứng dụng) là gì? Những điều cần biết về App server

 

Đọc thêm

Hiểu về bản chất của điện toán đám mây để sử dụng hiệu quả
10 web hosting miễn phí không quảng cáo tốt nhất 2019
blog