Khi thiết kế website, tên miền là một yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi nó đại diện cho nhiều yếu tố khác nhau của website. Nếu so sánh thì tên miền giống như một địa chỉ nhà, càng lý tưởng thì khách hàng càng dễ tìm đến website, Google càng dễ đánh giá cao và lên hạng dễ hơn. Tên miền còn là nơi thể hiện thông điệp , sự chuyên nghiệp của công ty. Do đó, dù chỉ là một dòng nhỏ nhưng không ít công ty sẵn sàng bỏ chi phí cao săn tên miền đẹp. Hãy cùng tìm hiểu tên miền là gì, và vòng đời tên miền như thế nào nhé!

Tên miền là gì?

Tên miền hay còn gọi là domain, là đường dẫn để để truy cập vào một website, người dùng chỉ việc nhập địa chỉ này vào thanh công cụ là có thể đi đến website của bạn. Tên miền có thể ví nôm na như địa chỉ doanh nghiệp của bạn trên môi trường Internet, do đó nó phải độc nhất để người dùng có thể dễ dàng tìm đến. Do đó, người ta cũng thường gọi nó với cái tên khác là “địa chỉ web”.

Nhìn chung, tên miền có một số đặc điểm chung dưới đây:

  • Độ dài của domain không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info…)
  • Các ký tự sử dụng để đặt tên miền phải nằm trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác không được tính là hợp lệ.
  • Không bắt đầu hoặc kết thúc domain bằng dấu (-), chỉ có thể bắt đầu hoặc kết thúc với chữ hoặc số mà thôi
  • Tên miền được phân loại thành tên miền cấp 1 (chỉ có 1 dấu chấm, chẳng hạn mona.software) và tên miền cấp 2 (có 2 chấm như: thanhnien.com.vn). domain cấp 2 và tên miền phụ thường hay bị nhầm lẫn với nhau vì đều có hai dấu chấm, tuy nhiên tên miền phụ tạo ra một website mới mà vẫn sử dụng Domain chính, phục vụ một số đối tượng nhất định (ví dụ: thietke.monamedia.net).
Các đuôi tên miền phổ biến
  • Tên miền không phân biệt chữ hoa hay chữ thường
  • Một số đuôi domain phổ biến: .com là kí hiệu viết tắt của từ “commercial” là đuôi tên miền phổ biến nhất hiện nay; .net: viết tắt của từ “network” thường được các doanh nghiệp về dịch vụ Internet sử dụng; .org: viết tắt của từ “organization” là đuôi quen thuộc của các Tổ chức phi thương mại; .biz: thường được sử dụng cho các website về tin tức nhỏ; .info: viết tắt của từ “infomation” là đuôi tên miền thường được các trang thông tin chính thức của các tổ chức sử dụng; .gov: viết tắt của từ “Government” là tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ; .edu: viết tắt của từ “Education” thuộc về các cơ quan giáo dục, trường học…

Cách chọn tên miền tối ưu

Chọn tên miền dễ nhớ, dễ đọc: Cũng giống như địa chỉ nhà, càng ngắn gọn, càng ít “xoẹt” thì càng dễ tìm, tên miền càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì càng được đánh giá cao. Do đó, hãy chọn các domain càng súc tích, ngắn gọn thì càng tốt và hạn chế dấu (-) đi kèm. Thông thường người ta sẽ lấy tên thương hiệu công ty để đặt luôn cho tên miền. Ví dụ Monamedia.net đương nhiên sẽ dễ nhớ hơn hẳn Mona-media.net.

Có chứa từ khóa để SEO: Nếu như tên miền của bạn có chứa từ khóa SEO thì quả thật là một điểm cộng lớn đối với Google, là cách cực hữu hiệu để cải thiện thứ hạng. Tuy nhiên, khi chọn từ khóa, nếu chọn các từ khóa chung chung thì tên miền của bạn sẽ rất mờ nhạt, do đó hãy chọn các từ khóa phụ để dễ gây ấn tượng với khách hàng hơn. Chẳng hạn với cụm từ khóa “điện máy”, ta có những website lớn như dienmayxanh.com hay dienmaycholon.vn.

Lựa chọn tên miền phù hợp
Lựa chọn tên miền phù hợp

Gắn vào yếu tố vị trí địa lý: SEO local và Google map thường sẽ ưu ái những tên miền có gắn kèm từ khóa để phân biệt địa điểm, do đó bạn nên cân nhắc những yếu tố này để thêm vào domain, chẳng hạn như bạn đặt tên miền thietketwebsitehcm.com hoặc cungcapdomainsg.com.vn. Đặc biệt đối với những lĩnh vực có thể đem địa danh để làm yếu tố Marketing thì bạn cần đưa nó vào tên miền, chẳng hạn như nuocnamphuquoc.com hay dulichdanang.vn, dulichthailan.com.vn…

Lưu ý về đuôi tên miền: Mỗi đuôi tên miền khác nhau có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, do đó bạn cần lưu ý kỹ về điều này. Như đã liệt kê ở trên, đuôi .com sẽ phù hợp với hầu hết các website khác nhau, đặc biệt là thương mại, kinh doanh, còn đuôi .org nếu đơn vị của bạn là một tổ chức. Nếu muốn lập một website hướng đến kinh doanh ngoài phạm vi quốc tế thì bạn nên chọn các đuôi domain thông dụng như: .com, .net,…; còn nếu bạn nhắm đến đối tượng khách hàng nội địa, đuôi: .com.vn, .vn… sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn chưa biết phải đăng ký tên miền như thế nào thì bài viết https://mona.media/dang-ky-ten-mien/ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đăng ký tên miền nhanh chóng.

Vòng đời tên miền như thế nào?

Giai đoạn Available – Đăng ký tên miền tự do: là trạng thái mà các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thể đăng ký tên miền, với điều kiện nó phải hợp lệ (không quá 63 ký tự bao gồm phần mở rộng như: .com, .org, .vn; không bao gồm các thành tố không hợp lệ như dấu /, \…). Ví dụ về một domain hợp lệ, chẳng hạn như monamedia.net, bạn cần tham khảo hướng dẫn đăng ký domain của đơn vị cung cấp hosting mona host để có cách thức chọn đúng.

Giai đoạn Registered – Đang hoạt động: là tên miền đã đăng ký thành công và website chính thức đi vào hoạt động, là khoảng thời gian mà tên miền đã đăng ký và sử dụng làm tên website, e-mail, …. Nó có thể là 1 năm – 10 năm, tùy theo bạn đã đăng ký trước đó bao lâu.

Giai đoạn Grace Period – Thực hiện gia hạn domain: sau khi trải qua hết thời gian hoạt động đã đăng ký, tên miền sẽ không thể hoạt động được, người dùng không thể sử dụng địa chỉ đó để truy cập vào website cũng như gửi email. Do đó, lúc này bạn cần thực hiện việc gia hạn tên miền. Thông thường sau khi hết hạn tên miền của bạn sẽ có một khoảng thời gian chờ, tức là tên miền này bị đóng băng (từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 35 sau khi hết hạn, trước đó 5 ngày tên miền vẫn hoạt động bình thường), không ai có thể đăng ký nó làm domain chính thức để đợi xác nhận gia hạn của bạn. Bạn nên chủ động gia hạn trước khi tên miền hết hạn.

Vòng đời tên miền của một tên miền
Vòng đời tên miền của một tên miền

Giai đoạn Redemption – Tên miền “chết”: tức là tên miền và toàn bộ đuôi email liên quan sẽ bị ngưng hoạt động hoàn toàn, chủ thể đăng ký tên miền không nộp phí duy trì sau 35 ngày ở giai đoạn chờ gia hạn. Cụ thể, nó chia nhỏ thành các trường hợp cụ thể sau:

  • Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tên miền chuyển sang trạng thái chết, phía cung cấp sẽ thực hiện các thủ tục hành chính xác nhận xử lý thu hồi tên miền.
  • Trong 10 ngày tiếp theo sẽ xác nhận về việc không nộp phí duy trì domain hay không từ nhà đăng ký quản lý tên miền. Nếu không, tên miền sẽ được xử lý thu hồi để bắt đầu vòng đời mới.

Tuy nhiên, tên miền có thể cứu bằng cách đưa ra yêu cầu chuộc tên miền. Thông thường, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn domain tối thiểu 1 năm. Thời gian chuộc thường là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày tên miền ở trong trạng thái chuộc. Phí chuộc tùy thuộc vào các nhà đăng ký tên miền. Sau thời gian này, tên miền sẽ chết vĩnh viễn, không có khả năng chuộc nữa.

Giai đoạn Released (Available) – Vòng đời mới: sau khi xem xét nếu thấy domain bị thu hồi không thuộc các trường hợp vi phạm quy định đăng ký tên miền “.vn” tại Điều 6, Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, tên miền được đưa về trạng thái tự do và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có thể đăng ký sử dụng nó nếu có nhu cầu. Lúc này, tên miền lại bắt đầu ở giai đoạn đầu, lại một vòng đời mới.

Tóm lại, việc lựa chọn tên miền phù hợp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến những chiến dịch Marketing online khác nhau và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Chúc bạn sẽ chọn được tên miền ưng ý cho website của mình.

Đọc thêm

Phần mềm SpinEditor
10 web hosting miễn phí không quảng cáo tốt nhất 2019