Thuật ngữ Database được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực dữ liệu, công nghệ thông tin, lập trình, website … Thành phần này rất quan trọng để phát triển nên nhiều phần mềm và ứng dụng trên mobile, PC. Trong thời đại công nghệ này càng phát triển, Database là yếu tố rất cần thiết mà bất kỳ ai cũng cần biết để. Vậy Database là gì? Khi sử dụng cơ sở dữ liệu cần chú ý những vấn đề nào? Cùng Freeminecraft server hosting tìm hiểu qua nội dung sau.

Database là gì?

Thuật ngữ database – cơ sở dữ liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là bộ sưu tập các loại dữ liệu được sắp xếp theo cấu trúc và được lưu trữ dạng điện tử, dùng hệ thống máy tính để truy cập vào. Hơn nữa, các thiết bị như thẻ nhớ, USB, đĩa cứng,.. cũng được sử dụng để lưu trữ cơ sở dữ liệu.

Database thường được hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS kiểm soát, hệ quản trị này còn được gọi là database management system. DBMS giúp xác định, truy xuất, thực hiện các thao tác và quản lý cơ sở dữ liệu nên DBMS và dữ liệu sẽ liên kết lại với nhau, tạo thành để hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu (database).

database là gì

Database có nhiệm cụ truy xuất thông tin và dữ liệu theo nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn khi truy xuất thông tin và hạn chế bị trùng lặp. Dữ liệu thường được mô hình hóa thành bảng có nhiều hàng và cột. Điều này giúp quá trình xử lý và truy vấn dữ liệu đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Khi Nào Nên Thuê VPS? 6 Lưu Ý Khi Thuê VPS Cho Người Mới

Tầm quan trọng của Database

Database có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong đa số các hoạt động công nghệ hiện nay. Vậy tầm quan trọng của Database là gì?

  • Lưu trữ thông tin có hệ thống: Dữ liệu thể hiện theo cấu trúc nhất định, thống nhất để dễ tạo lập, lưu trữ, sử dụng dữ liệu hiệu quả.
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu: Một đặc điểm nổi bật hàng đầu để lưu trữ dữ liệu, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khi muốn lưu dữ liệu thành file text có thể dùng cách lưu ra File .xml, file .csv. Với 2 file dữ liệu này, ta có thể chuyển đổi dữ liệu vào database dễ dàng và an toàn.
  • Đảm bảo truy xuất đồng thời trên dữ liệu: Với database, có thể dùng cùng lúc nhờ vào quá trình truy xuất dữ liệu theo nhiều cách. Việc sử dụng, quản lý, truy cập dữ liệu,… sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Thay đổi linh hoạt theo nhu cầu: Kích cỡ và độ phức tạp của database có thể linh hoạt thay đổi. Có dữ liệu chỉ có vài trăm bản ghi và có dung lượng rất lớn. Ta có thể linh hoạt lưu trữ dưới nhiều dạng: ổ cứng, USB hay CD.
  • Dễ quản lý hơn: Hỗ trợ quá trình tạo lập, cập nhập và khai thác dữ liệu hiệu quả hơn. Dữ liệu thường xuyên cập nhật và không trùng lặp để tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp. Lưu trữ hệ thống để quá trình quản lý được dễ dàng hơn.

tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu

Database có vai trò rất quan trọng để xây dựng và phát triển các ứng dụng trên nền tảng mobile và website. Vậy ưu & nhược điểm của nó là gì?

Ưu – nhược điểm của database

Bạn nên sử dụng Database với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Cơ sở dữ liệu giúp quản lý lượng lớn thông tin hiệu quả, cho phép tìm kiếm, sàng lọc thông tin toàn hệ thống.
  • Database có cơ chế bảo mật ngăn chặn truy cập thông tin trái phép để bảo vệ dữ liệu khỏi virus độc hại.
  • Với cơ chế tối ưu hóa truy vấn, giúp quá trình truy cập dữ liệu nhanh chóng và vẫn đảm bảo tốc độ chính xác tuyệt đối. Dù có nhiều người cùng sử dụng cơ sở dữ liệu, nhưng tốc độ vẫn rất nhanh.
  • Người dùng có thể dễ dàng thêm, sửa đổi, xóa và mở rộng dữ liệu theo nhu cầu công việc.

Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng database vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Tranh chấp dữ liệu: Nếu nhiều người dùng cùng truy cập database với nhiều mục đích khác nhau, quyền truy cập sẽ được cấp lần lượt theo quy định nên đôi khi bạn cần chờ đợi khá lâu.
  • Cơ sở dữ liệu có thể bị mất khi xảy ra sự cố mất điện, lỗi hệ thống…

ưu nhược điểm của cơ sở dữ liệu

Xem thêm: Công Ty Cung Cấp Giải Pháp Thiết Kế Website Giá Rẻ 2023

Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu của Database

Hệ quản trị database là công cụ được dùng để quản lý và lưu trữ dữ liệu. Có khả năng quản lý, truy vấn, xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn giúp xử lý dữ liệu theo tổ chức bảo mật cao. Những hệ quản trị database được ứng dụng phổ biến như:

  • MySQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu nguồn mở hỗ trợ tính năng mạnh mẽ. Tương thích với rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình.
  • Microsoft SQL Server: Hệ quản trị database quan hệ do Microsoft phát triển được sử dụng trong các doanh nghiệp. Có liên kết chặt chẽ với nhiều công nghệ Microsoft.
    Oracle: Oracle được sử dụng phổ biến trong ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn. Cung cấp nhiều tính năng và mang lại hiệu suất cao.
  • PostgreSQL: hệ quản trị database mạnh mẽ và linh hoạt. Hỗ trợ nhiều tính năng hiện đại và chuẩn SQL.
    MongoDB: Hệ quản trị database phi quan hệ, dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng tài liệu JSON. Thường được ứng dụng tại website và dữ liệu lớn.
  • SQLite: Đây là một trong những hệ quản trị dữ liệu nhỏ gọn. Sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực phát triển ứng dụng di động và nhúng thông qua nhiều ngôn ngữ lập trình.
  • IBM Db2: Db2 IBM được ứng dụng phổ biến trong môi trường doanh nghiệp, ứng dụng quy mô lớn.

 

hệ quản trị của cơ sở dữ liệu

Phân loại Database

Khi bạn tham gia các khóa học đào tạo Data Analytics thì sẽ biết được rất nhiều loại cơ sở dữ liệu. Chúng được phân chia thành để người dùng được tiện lợi sử dụng. Vậy các loại Database là gì?

Dạng bán cấu trúc

Database bán cấu trúc là dạng dữ liệu khá mới và được dùng trên nhiều thiết bị. Dạng cơ sở dữ liệu này có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu dạng XML. Thông tin đối tượng và dữ liệu thường được trình bày dạng thẻ tag. Thế nên, Database bán cấu trúc giúp truy cập thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Để tạo nhiều tiềm năng phát triển ứng dụng.

Dạng file

Database dạng file rất phổ biến và dễ gặp, thường được sử dụng để lưu trữ, truy cập và chia sẻ dữ liệu dạng file. Dữ liệu thường có nhiều định dạng khác nhau như *.mdb, *.dbf, *.txt, *.ascii,…

cơ sở dữ liệu dạng file

Dạng hướng đối tượng

Database hướng đối tượng thường được thể hiện dưới dạng bảng dữ liệu thuần và lưu trữ dưới dạng nhiều đối tượng. Kiểu database này bổ sung thêm nhiều trường hợp hướng đối tượng. Mỗi bảng sẽ thể hiện một lớp dữ liệu và đối tượng là dòng dữ liệu được phân cấp rất rõ ràng.

cơ sở dữ liệu dạng đối tượng

Databases dạng quan hệ

Dạng database quan hệ được sử dụng khá phổ biến giúp dễ dàng quản lý, liên hệ dưới dạng bảng trực quan. Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến như MySQL, Oracle, MS SQL Server,..

cơ sở dữ liệu dạng quan hệ

Xem thêm: Top 10 Nhà Cung Cấp Windows Hosting Chất Lượng Được Tin Dùng Nhất

NoSQL Databases

Cơ sở dữ liệu NoSQL là dạng dữ liệu khá quen thuộc. Giúp cho quá trình quản lý lượng dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn. Người dùng có thể thao tác và xác định dữ liệu khi chèn vào Database.

top 10 cơ sở dữ liệu dạng NoSQL

Graph Databases

Graph Databases là dạng cơ sở dữ liệu được thể hiện dưới dạng đồ thị và lý thuyết đồ thị. Nó thực hiện nhiệm vụ truy vấn, lưu trữ dữ liệu và kết nối chúng lại với nhau. Thế nên với dạng Database, đồ thị được vẽ theo tập hợp nhiều điểm và đường thẳng nối nhau.

cơ sở dữ liệu dạng Graph

Ứng dụng của Database

Hệ thống cơ sở dữ liệu có vai trò vô cùng cấp trong thời đại công nghệ phát triển. Database thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, lưu trữ. Sau đó truy xuất và cập nhật dữ liệu cho đa số phần mềm. Database là cách tốt nhất để thông tin được bảo mật tốt hơn và phục hồi hệ thống quản trị. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ quản lý, kiểm soát dữ liệu từ nhiều máy kết nối, xử lý nhanh chóng các thông tin. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu còn có tính năng kiểm soát mọi lúc mọi nơi, kết nối an toàn.

Với những thông tin được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Database là gì? Cùng một số điều cần lưu ý khi sử dụng Database. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các quản trị viên dễ dàng quản lý và vận hành hệ thống nhanh chóng hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu phân tích dữ liệu thì hãy tham khảo ngay https://mastering-da.com/. Đơn vị chuyên đào tạo phân tích dữ liệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đọc thêm

WordPress hosting
lỗi 503
Web Hosting.
khắc phục website tải chậm